Báo Cáo Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam 2023
Nông sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nổi trội của Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41.2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân và của cả doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt tình hình, cơ hội dù là nhỏ nhất trong hoàn cảnh dịch COVID bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Năm 2020 cũng ghi nhận Thương mại điện tử ngành Nông sản có sự phát triển vượt bậc khi ghi nhận một số mặt hàng nông sản đã tiến vào thị trường mới như: Bưởi đào đường của Bắc Giang xuất khẩu sang Nga, vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản, chuối Việt Nam được siêu thị Hàn Quốc bày bán,…. Báo cáo Nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2020 là tài liệu của Innovative Hub tổng hợp và gửi đến quý khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có tầm nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu của nông sản trong năm vừa qua.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2020
Một năm 2020 vất vả đã qua, cùng chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm 2021, với một năm kinh tế khó khăn của Việt Nam và thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng thiết yếu như nông sản, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng ấn tượng: 41.2 tỷ USD. Trong khi nhiều nước lao đao khi tăng trưởng kinh tế tụt dốc, kim ngạch tăng trưởng đạt mức âm thì Việt Nam tự hào vừa khống chế tốt dịch bệnh, vừa duy trì kinh tế đạt mức tăng trưởng dương.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong năm 2020 vừa qua. Với các mặt hàng nổi bật như: xuất khẩu gạo Việt Nam đã lập kỷ lục về giá, trung bình khoảng 500 USD/tấn. Tuy khối lượng xuất khẩu giảm 3,5% nhưng lại tăng 9,3% về giá trị kim ngạch với hơn 3 tỷ USD trong năm 2020. Về chủng loại xuất khẩu, gạo chất lượng cao đạt 85% tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2% (tính đến tháng 11/2020).
Ngoài ra, các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiêu biểu khác như cafe, hạt điều, chè, rau quả, trái cây như thanh long, chuối,.. cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu khả quan.
Tại Báo cáo tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2020, Innovative Hub cũng tổng hợp những thị trường tiềm năng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Nhờ công tác phòng chống dịch hiệu quả mà Việt Nam đã nâng cao mức độ uy tín của mình trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm ước tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cả năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.
Trong năm 2020, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt; tôm; rau quả; hạt điều và gạo). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm qua ngành nông nghiệp đã mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như vải thiều tươi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản; chôm chôm vào Đài Loan; dâu tây và bí ngô vào New Zealand; tôm và cá tra xuất khẩu vào Brazil…
Tuy phải đối phó với những diễn biến khó lường của đại dịch COVID 19, cùng với nhiều khó khăn của gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề vận chuyển quốc tế, Ngành Nông nghiệp vẫn đang từng bước phát triển với nhiều mục tiêu trọng yếu. Năm 2021, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; xây dựng nông thôn mới nhằm “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh, văn minh, nông dân giàu có”. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 2,7 – 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ 2,8 – 3,1%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 42 tỷ USD. Với những tín hiệu tốt về xuất khẩu nông lâm thủy sản thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra mục tiêu mới trong năm nay đạt khoảng 45 tỷ USD, cao hơn so với chỉ tiêu Chính phủ giao 3 tỷ USD.
DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG NGÀNH NÔNG SẢN NĂM 2021
Sản xuất nông nghiệp truyền thống đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng tái cấu và cách mạng hóa theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều tầng mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Theo ông Dhriti Satya, chuyên gia công nghệ sinh học và tạo giống, kiêm sáng lập tổ chức nông nghiệp AgriBioTechX, các xu hướng trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu năm 2021 như sau:
LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Nhờ có sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với nâng cao kỹ năng canh tác mà nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển với chất lượng nông sản ngày càng cao, phù hợp với tiêu chuẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng thời gian năm 2028-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 đạt 2.65%.
Không chỉ có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam tham gia ký kết nhiều hợp động thương mại quốc tế nâng cao năng lực cung cấp nông sản và mở cửa hội nhập với thế giới.
Nhắc đến xu hướng phát triển kinh tế năm 2020, Thương mại điện tử được xem là bước phát triển đột phá, giúp hàng trăm doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái do ảnh hưởng dịch COVID. Mặc dù đã phát triển từ những năm trước, nhưng năm 2020 Thương mại điện tử mới thực sự bùng nổ với nhiều xu hướng mới và nổi bật. Tại Báo cáo xuất khẩu ngành Nông sản Việt Nam, Innovative Hub cũng đề cập đến những lợi thế và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản cũng như những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật của Nông sản Việt.
Doanh nghiệp có thể xem bản Preview tại Link dưới hoặc Đăng ký nhận FULL BÁO CÁO TẠI link: https://forms.gle/qsFPw6PqSvdNc1a2A
Thông tin và dữ liệu tổng hợp, cập nhật về sản xuất và thương mại thủy sản Việt Nam và thế giới
Báo cáo phát hành tháng 04/2023
* Tình hình sản xuất thủy sản nuôi trồng, khai thác chi tiết theo ngành hàng chính: tôm, cá tra, cá ngừ… trong quý I/2023 (sản lượng, diện tích nuôi, giá nguyên liệu…)
* Diễn biến XK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ, cua, ghẹ, chả cá surimi…) và theo thị trường hàng tháng trong Quý I/2023.
* Diễn biến giá trung bình XK tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, ngao đi các thị trường.
* Top 100 Doanh nghiệp XK thủy sản quý I/2023.
* Top 10 Doanh nghiệp XK tôm, cá tra, cá ngừ, mực bạch tuộc, ngao, cua, ghẹ đi các thị trường quý I/2023
* So sánh vị thế của Việt Nam với các nước XK khác đối với từng ngành hàng.
* NK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực và nguồn cung cấp quý I/2023, theo tháng và theo quý.
* Dự báo về tình hình sản xuất và XK trong quý II và cả năm 2023 chi tiết theo sản phẩm và thị trường.
MỤC LỤC VÀ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Kế hoạch dự kiến phát hành Báo cáo trong năm 2023:
Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 2023
Quý Doanh nghiệp và Bạn đọc quan tâm đến Báo cáo xin vui lòng liên hệ:
Ms Nguyễn Thu Trang - Mobile: 0906 151 556 -0868 093 697 - Email: [email protected]
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” là vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh. Với nhiều lợi thế về tài nguyên tự nhiên, kinh nghiệm và sự phát triển của khoa học công nghệ, Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng hơn để phát triển, trở thành ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021