Bảo Đao Xuất Xưởng Ở Mỹ Là Gì Của Việt Nam
Khái niệm bảo hiểm tài sản còn tương đối mới mẻ với người Việt Nam nhưng lại là một trong những thứ quan trọng cần chuẩn bị cho cuộc sống mới của bạn tại Hoa Kỳ.
Vai trò của Chứng nhận xuất xưởng
Chứng nhận xuất xưởng được sử dụng cho nhiều vai trò khác nhau, bao gồm:
Các loại chứng nhận xuất xưởng
Có hai loại chứng nhận xuất xưởng phổ biến:
Lưu ý khi sử dụng chứng nhận xuất xưởng
Doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng chứng nhận xuất xưởng:
Chứng nhận xuất xưởng là một tài liệu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin về chứng nhận xuất xưởng để sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.
Rất nhiều người Mỹ gốc Việt đã ăn lên làm ra nhờ ngành công nghiệp vẽ móng. Nhưng hiện nay họ đang gặp phải vô vàn khó khăn.> Tâm sự của thợ nail
Thời trang vẽ móng, hay như cách nhiều người Việt vẫn gọi: “làm nail,” đã trở thành con đường cho hàng ngàn người nhập cư tại Mỹ vươn lên thành tầng lớp trung lưu. Nhưng giờ đây khó khăn của nền kinh tế Mỹ đang đặt ngành kinh doanh nail trước ngã ba đường. Tiền công rẻ, một yếu tố từng khiến cho người Việt có thể nhanh chóng thống lĩnh ngành công nghiệp có giá trị ước tính khoảng 6 tỷ USD, hiện nay gây ra những khó khăn cho các chủ tiệm nail, buộc họ phải tìm cách đổi mới phương thức kinh doanh.
Trang Nguyễn đến Mỹ năm 1980. Thành công trong việc kinh doanh tiệm nail của anh là một ví dụ điển hình của những người Mỹ gốc Việt. Cũng giống như hầu hết những người Việt, anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng và chút vốn tiếng Anh ít ỏi. Sau một thời gian làm thợ ở một tiệm cắt tóc, anh đổi sang nghề làm nail, nhờ học được từ người họ hàng sở hữu một tiệm nail.
Một bộ móng tay được trang trí đẹp. Ảnh: Odyssey Nail Systems
Giờ Trang là chủ của công ty đa quốc gia Odyssey Nail Systems. Công ty của Trang ngoài việc kinh doanh bán các sản phẩm làm nail còn cung cấp dịch vụ đào tạo các chủ tiệm nail. Thành công mà Trang đạt được là bốn danh hiệu vô địch thế giới về thời trang nail và rất nhiều giải thưởng khác.
Là một nghệ sĩ vẽ móng, Trang Nguyễn mong muốn được thấy nhiều hơn nữa những đam mê nghề nghiệp từ các chủ tiệm nail người Mỹ gốc Việt.
Nhưng khi nghĩ về ngành công nghiệp đã mang đến cho anh sự khởi đầu ở một đất nước mới, anh cũng lo rằng những thói quen cố hữu của thợ nail đang khiến cho ngành này gặp khó khăn.
“Thế hệ những người làm móng mới cần phải có niềm đam mê,” anh nói. “Họ cần thực sự tự hào về công việc của một họa sĩ vẽ móng”.
Lịch sử ngành dịch vụ làm đẹp và nail của người Mỹ gốc Việt bắt đầu từ năm 1975. Khi đó, Tippi Hedren, nữ diễn viên được chú ý nhất cho vai diễn của mình trong phim “The Birds” của Alfred Hitchcock đã sắp xếp cho 20 người Việt Nam được học và đào tạo để trở thành những thợ làm nail.
20 phụ nữ này đã trở thành nhân tố cốt lõi của ngành công nghiệp rộng khắp toàn quốc. Ngày nay có đến hàng chục nghìn tiệm nail hoạt động do các chủ tiệm là người Mỹ gốc Việt điều hành.
Theo Tạp chí Nails, người Mỹ gốc Việt nắm giữ đến 40% ngành công nghiệp nail ở Mỹ. Ban đầu, giá cả chính là một lợi thế cạnh tranh của các tiệm nail Việt. Họ có thể lấy công rẻ một chút vì những người thợ làm thuê cho họ cũng chấp nhận một mức lương thấp hơn. Điều này có nghĩa là với một số tiền tương đối ít, khả năng tiếng Anh cơ bản và một vài kỹ năng đào tạo về thẩm mỹ thì những người nhập cư Việt có thể mở một tiệm làm móng. Với lượng khách hàng ổn định họ có thể kiếm đủ tiền mua nhà và nuôi dạy con cái.
Trang Nguyễn, chủ của nhiều cơ sở đào tạo nghề làm móng. Ảnh: Odyssey Nail Systems
Nhưng khi thị trường đã trở nên bão hòa, các chủ tiệm nail chỉ biết tìm đến một cách cạnh tranh duy nhất, đó là giảm giá. Chu kỳ cắt giảm giá liên tục đang chứng minh một điều rằng ngành công nghiệp làm móng không ổn định về lâu dài.
Duyên Hằng trước đây từng sở hữu 25 tiệm nail ở Florida. Nhưng giờ chị dành phần lớn thời gian cho công việc làm tư vấn cho các chủ tiệm. Chị cho rằng các chủ tiệm nail nên tìm cách khác để cạnh tranh. “Họ nên tìm tòi và học hỏi nhiều hơn chứ không nên chỉ nghĩ đến việc giảm giá,” chị nói. “Bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể mở được một cửa hàng, nhưng hiện nay, có đến 50% số các cơ sở làm ăn gặp vấn đề. Nhiều nơi đang làm ăn giống như 20 hay 30 năm trước.”
Trang cũng tán thành suy nghĩ của chị.
“Họ chỉ tập trung vào việc lôi kéo khách đến tiệm. Giống như một cái máy. Họ quên mất một điều rằng đây là một nghề kinh doanh dịch vụ. Bạn không thể cứ tiếp tục làm như thế,” anh nói. “Khách hàng có thể vào tiệm của bạn một lần vì giá rẻ nhưng liệu họ có quay lại không? Liệu họ có giới thiệu bạn bè đến tiệm của bạn không?”
Những thất bại trong việc đổi mới phương thức kinh doanh tiệm nail có thể gây ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Cuộc hội thảo gần đây do Hiệp hội thương mại quốc gia của người Mỹ gốc Việt diễn ra ở ngoại ô Washington, DC có sự tham dự của cả những người “ngoại đạo” với ngành công nghiệp làm nail, nhưng cộng đồng của họ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thành công hay thất bại của ngành nail.
“Ngành công nghiệp làm móng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của tôi,” Thai Hung Nguyen, chủ một văn phòng bất động sản nói. 60-65% khách hàng của anh là người Mỹ gốc Việt. “Nếu họ rơi vào tình trạng thua lỗ, họ không thể có khả năng mua nhà trả góp.”
Nguyen băn khoăn liệu ngành công nghiệp này có thể khôi phục và tái phát triển, và tương lai của nó sẽ ra sao.
Theo Nguyen và Hằng, chìa khóa cho sự khôi phục và phát triển chính là chất lượng dịch vụ khách hàng.
“Giá cả cũng quan trọng nhưng không quan trọng hơn dịch vụ và chất lượng,” Hằng nói. Chị khuyên các tiệm nail là nên bắt đầu một số những thay đổi nhỏ như lập ra một hệ thống tích điểm thưởng dành cho các khách hàng thường xuyên, tạo ra sự thu hút mời gọi đối với khách hàng, hay lập ra quy định đối với tất cả nhân viên trong cửa hàng cũng phải có bộ móng thời trang.
John Ho, chủ của tiệm Spa Yvonne’s Day ở Bắc Virginia đang nỗ lực thay đổi phương thức kinh doanh.
Gia đình Ho mở Yvonne’s 16 năm trước và sau đó mở thêm hai tiệm khác. Anh đã sáng tạo phương pháp chăm sóc chân gọi là Doctor Fish. Với phương pháp này, khách hàng được ngồi trên chiếc ghế mát xa, ngâm chân trong một bể có chứa những chú cá nhỏ. Những chú cá này sẽ rỉa hết các tế bào da chết trên chân của khách. Anh được mời xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ để quảng bá cho phương pháp mới này.
Khách hàng được cá mát xa chân trong một tiệm làm móng của người Việt. Ảnh: AP.
Ho thừa nhận giá ở cửa hàng của anh cao hơn các tiệm xung quanh nhưng anh nói rằng công việc kinh doanh của anh vẫn rất tốt bởi vì anh đề cao yếu tố chất lượng cũng như đưa ra hàng loạt phương pháp mới và đặc biệt là không bao giờ làm ẩu cho khách.
“Chúng tôi có rất nhiều khách quen,” anh nói, mặc dù “quanh đây số lượng các tiệm nail của người Việt nhiều hơn số các cửa hàng ăn nhanh McDonald.”
Một số khách hàng cực kỳ trung thành với tiệm của Ho.
Mary Miller, trước đây sống gần Yonne’s nhưng giờ cô chuyển đến Tennessee, nói rằng cô qua Yvonne’s để chăm sóc móng bất cứ khi nào cô trở lại thị trấn. Tại đây cô cũng được khuyến mại thêm các dịch vụ khác như bấm huyệt tay, chân và thái dương.
“Yvonne’s thật là tuyệt vời!” cô nói. “Tôi đến đây từ những ngày đầu họ mở cửa hàng. Tôi đến cửa hàng ở gần nhà hiện nay nhưng chất lượng không được như thế này!”
Chị Hằng có niềm tin rằng nhiều chủ tiệm người Việt, như Ho, có thể thích ứng được với môi trường mới. Chị nói: “Hầu hết người Mỹ gốc Việt làm việc rất tốt. Bàn tay họ thật kỳ diệu.”