Notice: Undefined index: cat in /home/vietposp7aso/visavietpower.com/views/news/view_listnews.php on line 5

Theo bản công bố của Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Ðài Bắc tại Saigon

Taipei, Jan 4, 1998 - Theo báo cáo của Ðại Diện Ðài Loan tại Việt Nam cho biết, trong vòng 3 năm qua, đã có hơn 10,000 cô dâu Việt Nam lấy chồng người Ðài Loan.

Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Ðài Bắc tại Hà Nội (TECO), cơ quan đại diện Ðài Loan tại Việt Nam vừa báo cáo qua bản tin của tờ China Times Express cho biết, con số những cô dâu Việt Nam lấy chồng người Ðài Loan đã gia tăng cách nhanh chóng trong mấy năm nay, từ khi Việt Nam mở cửa và các nhà đầu tư Ðài Loan bắt đầu ồ ạt đến làm ăn tại Việt Nam.

Qua những con số báo cáo của Văn Phòng Ðại Diện Ðài Loan tại Việt Nam cho biết:

- Trong năm 1995: có khoảng 1,500 cô dâu Việt Nam lấy chồng người Ðài Loan. - Trong năm 1996: con số tăng nhanh gấp đôi với hơn 4,200 cặp hôn nhân Việt Nam Ðài Loan. - Trong năm 1997: con số càng gia tăng hơn với hơn 4,800 cặp hôn nhân Việt Nam Ðài Loan.

Cũng theo bản tin của tờ China Times Express cho biết, Cộng đồng người Hoa tại Việt Nam đã bắt đầu diễu cợt Văn Phòng Ðại Diện Ðài Loan tại Việt Nam là "Văn Phòng Phỏng Vấn Cô dâu Việt Nam đi lấy chồng Ðài Loan" thay vì như tên chính thức là Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Ðài Loan tại Việt Nam.

Tờ Taipei-based Evening Paper đăng bản báo cáo của Văn Phòng Văn Hóa Kinh Tế Ðài Loan tại Việt Nam, và cho biết: Mỗi ngày, Văn Phòng nầy phải phỏng vấn trên 20 cặp hôn Nhân Việt Nam Ðài Loan và đã chiếm hết luôn tất cả các giờ làm việc của Văn Phòng nầy rồi còn đâu nữa.

Ông Chou Yen, Ðại Diện Ðài Loan tại Saigon, nói với các ký giả báo chí rằng, văn phòng của ông đang cố gắng hết mọi cách để ngăn chận tệ nạn nầy:

Ông Chou nói: "Chúng tôi đang cố gắng để hợp tác với những tổ chức Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tìm cách khuyên bảo các cô gái Việt Nam đừng quyết định việc lấy chồng Ðài Loan cách vội vàng hấp tấp"

Theo bản báo cáo cho biết, những tổ chức Trung Gian Mai Mối đã kiếm được một mối lợi lớn trong việc giới thiệu cho những cuộc hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam và những ông chồng Ðài Loan.

Thường thường, các ông Ðài Loan muốn cưới một cô gái Việt Nam phải trả cho những tổ chức mai mối trung gian nầy với giá là 350,000 đồng Ðài Loan. Và khoảng 200,000 đồng tiền Ðài Loan là chạy vào túi của các tổ chức trung gian mai mối nầy rồi, trong lúc những gia đình của những cô gái Việt Nam chỉ được hưởng một phần nhỏ mà thôi. (giá dollar là: 1 US dollar = 25 đồng Ðài Loan trước năm 1997, và 1 US dollar = 35 đồng Ðài Loan kể từ cuối năm 1997 đầu năm 1998, sau cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước Á Châu).

Chiếu theo luật pháp hiện hành của Ðài Loan, tất cả các cô dâu Việt Nam tới Ðài Loan chỉ được phép nhập cảnh Ðài Loan theo diện thường trú (Resident Visa) chứ không được quyền nhập quốc tịch Ðài Loan (Naturalized Citizens).

Cũng theo bản báo cáo mấy năm trước của Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Ðài Bắc tại Saigon, trong khoảng tháng 7 năm 1996, đã công bố cho biết, cứ trong 1,000 trường hợp hôn nhân Ðài Loan - Việt Nam, người ta thấy như sau:

- Về tuổi tác, có 748 "cậu" Ðài Loan từ 30 đến 40 tuổi; 234 "bác" từ 41 đến 50 tuổi; 59 "cụ" từ 51 đến 60 tuổi. Trong khi đó, phía Việt Nam, có 987 cô dưới 30 tuổi và 13 cô lớn hơn 30 tuổi.

- Về trình độ học vấn, trai Ðài Loan có 248 cậu có trình độ từ lớp 1 đến 6; 543 cậu từ lớp 7 đến 9 và 295 cậu từ lớp 10 đến 12. Trong khi đó, về phía Việt Nam có 480 cô học từ lớp 1 đến lớp 6; 443 cô từ lớp 7 đến lớp 9 và 190 cô từ lớp 10 đến 12.

- Về sức khỏe, có 75 cậu Ðài Loan bị dị tật chân tay, 6 cậu bị tâm thần hay trí thông minh chậm phát triển.

Ông Ðại Diện Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Ðài Loan tại Saigon nói rằng "vấn đề hôn nhân dị chủng này không phải là một vấn đề riêng của Việt Nam mà cũng là vấn đề của xã hội Ðài Loan nữa. Sự khác biệt về đời sống, tâm lý, ước vọng của mỗi bên ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình và đời sống xã hội". Theo ông, "80% những người Ðài Loan đến Việt Nam tìm vợ đều là những người đàn ông không có khả năng lấy vợ ngay tại xứ sở của mình. Những cô gái Ðài Loan hiện nay chọn chồng với những tiêu chuẩn mà những người đàn ông này không thể đạt được. Ða số những người Ðài Loan đến Việt Nam lấy vợ là những người lớn tuổi, có lợi tức thấp, làm các nghề cấp thấp trong xã hội Ðài Loan như đi cày, thợ thủ công, thợ sắt, đánh cá hay buôn bán ở lòng lề đường... Nơi cư ngụ của họ thường là những vùng xa thành phố, nên các cô gái Ðài Loan ít ai muốn nhận họ làm chồng. Một số người khác có dị tật bẩm sinh, bị chậm phát triển hay bị bệnh tâm thần, hoặc đã bị đổ vở trong các cuộc hôn nhân trước đây..., họ không thể kết hôn tại Ðài Loan".

Cũng theo ông, "sở dĩ các cô gái Việt Nam thích lấy chồng Ðài Loan vì có ảo vọng về những sung sướng mà các cô có thể hưởng được do người chồng Ðài Loan đem lại. Còn các "cậu" Ðài Loan bị các văn phòng môi giới hôn nhân ở Ðài Loan tuyên truyền, tưởng rằng có thể lấy gái Việt Nam một cách dễ dàng, thậm chí còn có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Ðây là điều mà những "cậu" nói trên không thể có được ở Ðài Loan".

Lẽ đương nhiên, những cô gái Việt Nam nầy khi tới Ðài Loan sẽ thất vọng, như ông Ðại Diện Ðài Loan tại Việt Nam cho biết: "Khi tới Ðài Loan rồi các cô sẽ vỡ mộng. Tại Ðài Loan, giá sinh hoạt đắt đỏ hơn những nơi khác, việc kiếm sống cũng rất vất vã và nhiều áp lực khác khiến họ khó có thể hội nhập vào xã hội mới được. Gia đình chồng lại không giàu và không danh giá như họ tưởng. Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa... làm cho cuộc sống của họ gặp khó khăn. Trình độ văn hóa quá thấp của người chồng Ðài Loan cũng như người vợ Việt Nam khiến họ khó tiến lên được trong xã hội Ðài Loan. Nhiều cô gái Việt Nam sau khi trở về Việt Nam đã không muốn trở lại Ðài Loan nữa, nhiều vụ xin ly dị đã xẩy ra, có khi họ chia ly trong im lặng".

Ông Ðại Diện Ðài Loan cũng cho biết: "Có những "cậu" Ðài Loan đang làm thợ hồ nhưng lại nói với cô gái Việt Nam rằng họ là kỹ sư xây dựng, còn lái xe đổ rác thì ghi "làm dịch vụ công cộng", lợi tức thấp thì ghi cao... Ðặc biệt, những tật nguyền của người đàn ông đều được thông báo cho cô gái biết khi thẩm vấn. Tuy nhiên, việc cung cấp tài liệu như vậy có khi cũng không gây được kết quả gì. Các văn phòng dịch vụ đã hướng dẫn cho họ cách khai khi vào thẩm vấn nên họ thường khai như nhau: "Tôi rất yêu anh ấy, cho dù anh ta có như thế nào đi nữa, chúng tôi cũng chấp nhận".

Ngoài những trường hợp được ông đại diện nêu trên còn có những trường hợp dã man khác đã xảy ra tại Ðài Loan như trường hợp những chú rể ma cô lợi dụng danh nghĩa lấy vợ để lừa những cô gái Việt Nam qua Ðài Loan làm gái mãi dâm. Trong khoảng từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 11 năm 1997, qua những cuộc bố ráp của Cảnh Sát Ðài Loan tại các ổ mãi dâm, đã bắt được khá nhiều các cô hành nghề mãi dâm bất hợp pháp, và đa số các cô bị bắt nầy là những "cô dâu" từ các nước Ðông Nam Á đến Ðài Loan theo diện "chú rể Ðài Loan" bảo lãnh. Ðặc biệt, theo bản tin của tờ China Post số ra ngày 5 tháng 1 năm 1998 cho biết, cảnh sát Ðài Loan đang truy lùng một tổ chức có tên là LiLi chuyên giả danh hôn nhân để đưa các cô gái từ các nước Ðông Nam Á tới Ðài Loan làm gái mãi dâm. Theo lời khai của hơn 140 cô gái bị bắt vì hành nghề mãi dâm bất hợp pháp trong tháng 12 năm 1997, cho biết đa số họ là những cô dâu bị các ông chồng giả danh Ðài Loan của tổ chức LiLi nầy lừa qua Ðài Loan và cưỡng bức làm gái mãi dâm kiếm tiến cho bọn chúng.