Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Năm 2023
Du lịch thực chất là ăn chơi, là hoạt động của những người “lắm tiền nhiều của” không sợ tốn kém, họ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc kiếm tiền; là những tuần trăng mật của những cặp đôi sau ngày kết hôn. Do vậy, đây là một kênh thu hút được tiền không nhỏ, một “mỏ vàng” đối với nhiều nước và vùng lãnh thổ.
LƯỢNG KHÁCH ĐẾN CÓ DẤU HIỆU PHỤC HỒI
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng khá cao (với tốc độ hai chữ số) trước năm 2018, trong đó năm 2018 bình quân 100 dân đạt 16,2 lượt khách; đạt đỉnh vào năm 2019 (bình quân trên 100 dân số đạt gần 18,7 lượt khách). Tuy chỉ đứng thứ 52/117 nước và vùng lãnh thổ, nhưng mật độ bình quân 100 dân thì Việt Nam có thứ tự cao hơn một số nước.
Song do tác động của đại dịch Covid-19 diễn ra vào năm 2020 nên năm này đã giảm sâu và năm 2021 khi đại dịch bùng phát đã giảm rất sâu. Năm 2022 đã tăng rất cao so với 2 năm trước, nhưng vẫn còn thấp xa trước đại dịch (hình 1).
Năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tuy chưa bằng với trước đại dịch và còn cách khá xa so với kỷ lục đã đạt được trong năm 2019, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi, lượng khách gấp trên 3,4 lần năm trước, hay tăng 8.941 nghìn lượt người. Bình quân 100 dân có 12,6 lượt khách, cao nhất kể từ năm 2020. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng theo các tháng. Nếu từ giữa năm 2023 về trước ở mức dưới 1 triệu lượt người, thì từ tháng 7/2023 đã đạt trên 1 triệu lượt người (hình 2).
Theo phương tiện đến: lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 86,9%, tăng 234,1%; bằng đường biển chiếm tỷ trọng nhỏ (10%), nhưng lại tăng lớn nhất (gấp trên 4 lần), chủ yếu do khách đến từ Trung Quốc tăng mạnh sau khi nước này thay đổi chiến lược phòng chống đại dịch; bằng đường bộ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (12,1%) và tăng 390,5% (hình 3).
Lượng khách tăng cao từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ, trong đó 10 nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất (hình 4).
Chỉ với 10 nước và vùng lãnh thổ này đã có 9575,6 nghìn lượt người, chiếm 76% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Điều đó chứng tỏ việc tăng, giảm lượng khách đến từ các nước và vùng lãnh thổ này có vai trò quan trọng đối với quy mô và tốc độ tăng giảm của tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
Đây là những nước và vùng lãnh thổ chủ yếu ở châu Á, (chỉ có 2 nước ở châu Mỹ, châu Úc), những nước có nhiều vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, những thị trường buôn bán lớn của Việt Nam, những nền kinh tế có hệ số chênh lệch giữa tỷ giá sức mua tương đương so với tỷ giá hối đoái thấp hơn của Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với việc tập trung vào các nước và vùng lãnh thổ trên, vẫn cần phải mở rộng ra các nước và vùng lãnh thổ khác.
Mức chi tiêu bình quân một lượt khách ước tính năm 2023 đạt 726,7 USD, tuy thấp hơn mức của các năm trước (2020 là 842,3 USD, 2021 là 947,4 USD, 2022 là 1048,3 USD), nhưng đã cao hơn mức của các năm từ 2017 đến 2019 (2017 đạt 695,7 USD, 2018 đạt 650,4 USD, 2019 đạt 656,9 USD). Tuy nhiên, Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017 đạt 1141,5 USD, 2019 đạt 1151,7 USD - có sự chênh lệch khá xa so với cách tính chia kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch cho số lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Từ số liệu mức chi tiêu bình quân một lượt khách theo quốc tịch có thể tính ra tổng số USD thu được của lượng khách quốc tế theo quốc tịch. Theo tính toán sơ bộ, có khoảng 18 quốc tịch đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 8 quốc tịch đạt trên 500 triệu USD (hình 5). Đây là các quốc tịch có lượng khách quốc tế Việt Nam đông, vừa có số chi tiêu bình quân một lượt khách cao. Chỉ với 8 nước và vùng lãnh thổ này Việt Nam đã thu được gần 12,4 tỷ USD - một con số không nhỏ.
Xuất khẩu dịch vụ du lịch đã đóng góp lớn vào xuất khẩu dịch vụ (hình 6). Xuất khẩu dịch vụ du lịch trong nhiều năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu dịch vụ; có một số năm còn lớn hơn tổng các khoản dịch vụ còn lại. Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ là lĩnh vực mới phát triển, nên tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ cao và sẽ có xu hướng giảm là bình thường. Đặc biệt, năm 2020 đã giảm sâu, năm 2021 còn giảm sâu hơn nữa, thậm chí lần đầu tiên đã nhập siêu. Nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid-19 năm 2022, 2023 có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn cách xa so với trước đại dịch, do Trung Quốc mới mở cửa trở lại.
Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam cũng có sự thay đổi so với nững năm trước đây. Những khoản có tỷ trọng tăng là thuê phòng, ăn uống, đi lại, tham quan. Nguyên nhân do nhu cầu thuê phòng cao cấp hơn, ăn uống đa dạng hơn, chất lượng hơn, việc đi lại khách cũng có lựa chọn hơn, đường dài hơn. Những khoản có tỷ trọng giảm là mua hàng hóa, chi tiêu khác.
Lượng khách quốc tế năm 2023 vượt xa so với mục tiêu đề ra (8 triệu lượt người). Nguyên nhân có thể có từ hai phía: (i) các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô có thể còn quá thận trọng, chưa lường được sự bật dậy sau 3 năm ở mức thấp (2020, 2021, 2022); (ii) các nhà quản lý chỉ đạo điều hành đã tranh thủ các điều kiện thuận lợi từ trong nước và thế giới mang lại...
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ châu Á
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2023 đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 93,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Trong tổng số 12,6 triệu lượt khách quốc tế, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 11 triệu lượt người, chiếm 86,9% số lượng khách quốc tế đến Việt Nam; khách đi đường bộ đạt 1,5 triệu lượt người, chiếm 12,1% và gấp 4 lần.
Riêng khách đến bằng đường biển tăng mạnh nhất, đạt 126.100 lượt người, chiếm 1% và gấp 40,2 lần.
Xét về cơ cấu du khách quốc tế, châu Á là khu vực đóng góp lượng khách lớn nhất tới Việt Nam với hơn 9,78 triệu người, gấp 3,8 lần năm trước. Trong đó, Hàn Quốc là thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam với số lượng khách tăng trưởng đều theo từng tháng và đạt gần 3,6 triệu lượt khách cả năm 2023. Trung Quốc là thị trường khách thứ 2 với gần 1,75 triệu lượt khách. Dù vậy, thị trường truyền thống này mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%.
Các thị trường khách lớn khác gồm Đài Loan (Trung Quốc) đạt hơn 851.000 lượt khách, Mỹ đạt hơn 717.000 lượt khách, Nhật Bản hơn 589.500 lượt khách... Tiếp đến là một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Campuchia...
Trong nhóm khách đến Việt Nam hàng đầu, thị trường Nhật Bản chỉ đạt mức 62% so với trước dịch, thị trường Nga cũng giảm mạnh, chỉ bằng 19% so với năm 2019.
Năm 2023, du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng của Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards). Nổi bật là giải thưởng Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới lần thứ 4. Điều này đã tiếp tục khẳng định tiềm năng, sức hút hàng đầu về tài nguyên thiên nhiên, giá trị di sản văn hóa lâu đời của nước ta trong phát triển du lịch. Giải thưởng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam sâu rộng hơn tới bạn bè quốc tế, đồng thời khẳng định nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản của cộng đồng người dân.
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhận định, du lịch Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Lượng khách quốc tế đến phục hồi tương đối chậm so với các nước trong khu vực. Chỉ sau 11 tháng, Malaysia đã đạt 26 triệu lượt khách. Thái Lan đặt mục tiêu đón 18 - 20 triệu du khách quốc tế trong năm 2023 và đã nâng mục tiêu lên 25 triệu từ đầu tháng 5, với 39,8 triệu du khách. Singapore đặt mục tiêu 12-14 triệu lượt khách, doanh thu từ 14-16 tỷ USD...
Năm 2024, du lịch Việt Nam phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế
Năm 2024, toàn ngành kỳ vọng du lịch sẽ tiếp tục bứt phá, hướng tới phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch như năm 2019.
Mục tiêu đặt ra là quyết tâm phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia du lịch phát triển cao trong khu vực.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục phối hợp liên ngành, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phục hồi, phát triển du lịch.
Cụ thể là nghiên cứu đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho du khách từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm; mở rộng miễn thị thực đơn phương cho các nước có chi tiêu du lịch lớn như: Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, hãng hàng không quốc tế để xúc tiến mở thêm đường bay mới, tăng tần suất những chuyến bay thẳng hiện có giữa địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam và thành phố cấp 1, cấp 2 của thị trường khách du lịch mục tiêu.
Ngoài ra, cần triển khai xúc tiến, quảng bá, đẩy nhanh tốc độ phục hồi khách du lịch quốc tế.
Cùng với đó là phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch có thương hiệu, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp thúc đẩy liên kết hợp tác, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch./.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 12,6 lần cùng kỳ năm 2022 nhưng chỉ bằng 63% so với cùng kỳ 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19.
Theo thông tin du lịch tháng 5/2023 do Tổng cục Du lịch công bố ngày 30/5, riêng trong tháng 5/2023 Việt Nam đón 916.300 lượt khách quốc tế, giảm 6,9% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, toàn ngành đón gần 4,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 57,5% kế hoạch năm.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2023 với 1,3 triệu lượt khách. Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 2 với 399.000 lượt. Mỹ đứng thứ 3 với 307.000 lượt khách.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan là thị trường gửi nhiều khách nhất với 236.000 lượt khách; Malaysia xếp thứ 2 với 192.000 lượt, xếp thứ 3 là Campuchia với 167.000 lượt khách.
Ở châu Âu, khách từ thị trường Anh đạt 113.800 lượt, Pháp là 95.800 lượt và Đức là 89.200 lượt, đây đều là các thị trường gửi khách lớn nhất.
Trong 5 tháng đầu năm, thị trường Nga đạt 54.000 lượt khách.
Về tốc độ tăng giảm khách đến, thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng tốt nhất trong các thị trường trọng điểm, đạt 146.000 lượt trong tháng 5, tăng 31,1% so với 34.800 lượt khách trong tháng 4.
Các thị trường khác có lượng khách tăng so với tháng 4/2023 là: Indonesia (tăng 64%), Malaysia (tăng 21%), Nhật (tăng 2%) còn một số thị trường có lượng khách giảm so với tháng 4/2023 là: Hàn Quốc (-4,6%), Mỹ (-21,9%), Thái Lan (-32,5%), Campuchia (-20,4%), Đức (-41%), Anh (-33,5%), Úc (-20,6%).
Lý giải nguyên nhân lượng khách một số thị trường trọng điểm giảm, Tổng cục Du lịch cho biết, hiện Việt Nam đang trong mùa thấp điểm của du lịch quốc tế nên tổng lượng khách quốc tế có giảm so với tháng trước.
Tuy nhiên, với 4,6 triệu lượt khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm, ngành du lịch có khả năng sẽ đạt và vượt mục tiêu 8 triệu khách quốc tế nhờ vào động lực tăng trưởng ở mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm và những chính sách tạo thuận lợi cho du lịch sắp tới.
Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google, lượng tìm kiếm về lưu trú du lịch Việt Nam đang tăng nhanh, xếp thứ 11 trên thế giới và nằm trong nhóm có mức tăng từ 10% đến 25%), cho thấy nhu cầu du lịch Việt Nam đang rất tốt.
Các thị trường nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam gồm có: Mỹ, Nhật, Australia, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc.
Về tình hình khách nội địa trong tháng 5/2023 đạt 12,5 triệu lượt, trong đó có 8,3 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng số khách nội địa trong 5 tháng đầu năm đạt 50,5 triệu lượt. Lượng khách nội địa đang tăng do đã bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa.
Tổng thu từ khách du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 267.200 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách đến Việt Nam trong 5 tháng qua chủ yếu là bằng đường hàng không với hơn 4,04 triệu lượt, gấp 12,6 lần so với cùng kỳ.
Tiếp đến là đường bộ với 503.200 lượt, tăng gấp 11,3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, lượng khách đến bằng đường biển dù chỉ đạt 50.900 lượt nhưng con số này đã gấp 535,5 lần so với cùng kỳ 2022.
Trong tháng 5 vừa qua đã có nhiều sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá, kích cầu du lịch được tổ chức tại nhiều địa phương như: Tuần Văn hóa - Du lịch Hà Nam và Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam 2023; tuần Du lịch Ninh Bình 2023; lễ hội Carnaval Hạ Long 2023; lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng; mùa Du lịch Thái Nguyên 2023; tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn 2023; lễ hội hoa sim biên giới 2023,...
Đặc biệt, ngày 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Đây là nghị quyết được ban hành sau Hội nghị toàn quốc về du lịch tổ chức ngày 15/3/2023, định hướng nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.