(PLO)- Cục lưu ý, ba công ty không được thu bất kỳ khoản tiền nào của người lao động trước khi hợp đồng cung ứng lao động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Điều kiện xuất khẩu lao động qua Úc

Tại Úc, không có khái niệm về môi giới lao động, người lao động có thể yên tâm không sẽ gặp các công ty môi giới việc làm. Chủ doanh nghiệp cần thuê lao động sẽ đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông, nêu rõ mức lương, điều kiện tiếp nhận và sau 8 tuần đăng tuyển, nếu không có lao động trong nước đăng ký ứng tuyển, chủ doanh nghiệp sẽ gửi đơn xin xác nhận tuyển dụng lao động nước ngoài cho cơ quan chức năng Úc.

Người lao động đến Úc cần đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn sau:

Các lao động cần phải qua kiểm tra của các cơ quan chuyên môn tại Úc để xác nhận trình độ chuyên môn và tiếng Anh.

Công việc phổ biến của người lao động xuất khẩu qua Úc

Xuất khẩu lao động qua Úc cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Từ lao động phổ thông đến các ngành nghề cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, kế toán, và cả công chức chính phủ. Người lao động được chia thành hai nhóm chính: chuyên gia và kỹ thuật viên có trình độ cao, và những người tốt nghiệp phổ thông và có chứng chỉ nghề.

Việc xuất khẩu lao động qua Úc còn nhiều lợi thế khác như được bảo lãnh người thân đến sinh sống sau 1 năm làm việc, thời gian visa 2 năm có thể gia hạn, và nhiều đặc quyền khác.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích về xuất khẩu lao động qua Úc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và các thủ tục pháp lý hàng đầu tại Hà Nội!

Nguồn: https://izumi.edu.vn/Danh mục: Tin Tức

Gần đây, các cơ quan thông tin đại chúng liên tục đưa nhiều thông tin về người Việt Nam lao động tại Angola. Thông tin chủ yếu vẫn chỉ từ phía những người sau khi  lao động ở Angola trở về nước, người thì ốm đau bệnh tật, người thì không có việc làm bị trục xuất về nước, bị lừa bán sang lao động ở Angola... Để tìm hiểu rõ hơn sự thật người lao động ở Angola, phóng viên Đài TNVN đã có chuyến đi thực tế để phản ánh rõ hơn bức tranh về người Việt Nam lao động tại Angola.

Thực trạng chung về người lao động ở Angola

Sau đúng 24 giờ từ Hà Nội, chúng tôi tới sân bay Luanda, thủ đô của Angola. Bên ngoài sân bay Luanda thấy khá nhiều người Việt Nam sang lao động bộ dạng mệt mỏi, thất thểu, sau mới biết đó là những người bị lừa bán sang lao động ở Angola. Những người này thường phải mất từ 6.000-7.000 USD với lời hứa được đưa sang nước bạn lao động với mức lương khoảng 1.000 USD/tháng.

Thực tế là họ đã bị một số kẻ bất lương trong nước lừa đảo vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng bên xứ người và khi xuống đến sân bay thì bị mua bán trao tay cho một số công ty xây dựng, giống như cảnh buôn nô lệ từ hàng trăm năm trước trên bến cảng Benfica đã trở thành chứng tích lịch sử ở thủ đô Luanda.

Hiện nay, bảo tàng nô lệ vẫn hàng ngày mở cửa cho khách thăm quan với hòn đá bị mòn vẹt trước cửa. Theo lời kể lại, tảng đá bị mòn là do mọi nô lệ trước khi rời quê hương đều hôn lên tảng đá này.

Quay trở lại với tình cảnh người lao động Việt Nam, khi mới đặt chân xuống sân bay tới Angola, người may mắn thì có công ty tới đón, người không thì có khi vật vờ vài ngày ở sân bay đến khi đói lả, mãi mới có công ty tới hỏi mua, đúng như cảnh buôn bán nô lệ thời cổ xưa trên mảnh đất châu Phi này.

Nhờ người quen ở Luanda, chúng tôi tìm gặp một số người làm xây dựng ở quận Vienna. Họ đều cho biết sang đây bằng visa lao động ngắn hạn (tiếng Bồ Đào Nha gọi là Vit-tu) thông qua một số đơn vị xây dựng. Nhưng khi sang đến nơi lại làm cho công ty khác, hoặc không đúng ngành nghề và theo quy định thì không hợp lệ. Chính vì vậy mà luôn phải sống chui lủi, lơ ngơ mà bị tóm vào đồn thì mất một vài nghìn USD và phải có người bảo lãnh nếu không sẽ bị trục xuất về nước. Nhiều người trước khi đi lao động ở Angola đã phải vay mượn ở nhà tới 5.000-7.000 USD. Nếu bị trục xuất về nước thì giấc mơ đổi đời sẽ theo cùng mây khói, nợ lại chồng nợ.

Mục sở thị một khu lán của công nhân xây dựng nó cũng chẳng khác mấy với những lán trại của công nhân xây dựng trong nước, cũng tạm bợ, nhếch nhác. Chỗ nào tốt còn mua được nước để dùng (khoảng 10 USD/khối), nếu không thì phải dùng nước ao chuôm, và bệnh tả, sốt rét cũng từ đó mà ra.

Anh Nguyễn Huy Kiên ở Bình Gia, Hải Dương sang Luanda làm xây dựng được gần 1 năm, anh may mắn gặp được người chủ tốt nên cuộc sống cũng tạm ổn định. Anh Kiên cho biết: “Chúng em sang đây khó khăn lắm nhất là vấn đề an ninh…”.

Vấn đề an ninh là một trong những mối lo ngại lớn nhất với tất cả cộng đồng người Việt lao động tại Angola. Ở Trung tâm thủ đô Luand, an ninh tốt hơn, nhưng tối đến thì hầu hết người Việt đều không dám ra khỏi nhà. Còn ban ngày ở các quận, huyện ven đô thì người Việt, thậm chí cả người bản địa cũng bị trấn lột.

Nắm được tâm lý người lao động Việt Nam hay giữ tiền mặt trong người để dành giụm gửi về nhà, nên gần đây bọn cướp thường tới thẳng khu lán trại người lao động Việt Nam để cướp. Nếu họ nói không có tiền thì bị đánh đập, tra tấn dã man. Nhiều nơi, anh em lao động do quá lo sợ nên đào những hầm dưới đất như địa đạo để tối chui xuống ngủ.

Nói thế nhưng dù sao cướp ở Angola cũng rất “lịch sự”, nếu có tiền cứ nộp hết là được tha, thậm chí chúng còn để lại cho mấy đồng để đi xe về nhà, nhưng nếu chỉ cần manh động là bị bắn chết ngay.

Trong mấy tháng trở lại đây, trong số 15 người Việt bị chết ở Luanda, chỉ có một người bị cướp giết chết, còn lại là hầu hết do bị sốt rét và thương hàn. Hầu hết người lao động mới sang Angola mắc sốt rét là do chủ quan không phòng bệnh, đi ngủ không mắc màn, không uống nước đun sôi, hoặc là do phải sống trong môi trường quá kham khổ, thiếu thốn, mất vệ sinh. Nhiều người mắc bệnh không biết đi vào bệnh viện tư điều trị. Tuy nhiên, nếu vào điều trị ở đây phải trả từ 1.000- 6.000 USD/ngày đêm.

Bác sỹ Trần Văn Long, Trưởng ban quản lý chuyên gia y tế tại Angola cho biết, bệnh viện công thì miễn phí nhưng xếp hàng hơi lâu, quan trọng nhất là người sang lao động phải biết phòng bệnh.

Hiện nay, một Blog có tên "Cộng đồng người Việt ở Angola" được rất nhiều người lao động ở Angola cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Khi đoàn nhà báo sang đến Angola, Blog này đã thông tin về số điện thoại của các nhà báo đi trong đoàn, qua đó chúng tôi biết được một số góc khuất của người lao động ở Angola.

Góc khuất lao động Việt Nam ở Angola

Sau khi số điện thoại trong đoàn phóng viên được đưa lên Blog "Cộng đồng người Việt ở Angola", chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại của người Việt Nam gọi đến để chia sẻ tâm sự về hoàn cảnh của mình. Hầu hết người lao động đều bức xúc vì chuyện chủ quỵt lương, điều kiện lao động khổ cực… hay như bị lừa bán sang làm gái mại dâm.

Đi hơn 1.000 km từ thủ đô Luanda đến tỉnh Lubangu, nằm ở phía Nam Anggola, mặc dù quãng đường khá dài nhưng chúng tôi chỉ đi hết 10 tiếng đồng hồ.Chị Phạm Thị Dung, Hội phụ nữ Việt Nam ở tỉnh Lubangu cho chúng tôi hay: “Ở đây, có nhiều phụ nữ bị bán sang làm gái mại dâm. Bản thân tôi biết được 2 lò. Tôi hỏi hoàn cảnh thì các em nói là bị lừa sang đây phải làm gái để trả nợ, còn ai muốn bảo lãnh ra phải mất 10.000 USD. Được biết, có trường hợp phụ nữ bị lừa sang Angola làm gái mại dâm khi trốn được ra ngoài chạy đến Đại sứ quán Việt Nam ở Angola cầu cứu. Đại sứ quán Việt Nam ở Angola đã phải lo vé cho người phụ nữ này bí mật ra sân bay để về nước”.

Cảnh phụ nữ bị ép bán dâm là thế, còn lao động nam giới thì sao? Ở Lubangu, chúng tôi cũng gặp được anh Trần Văn Toàn ở Hà Tĩnh vừa thoát được cảnh lầm than khổ cực khi bị lừa bán sang Angola làm xây dựng. Anh Toàn cho biết, làm xây dựng ở Luanda bị chủ quỵt lương đến 6-7 tháng, tiền ăn không có, tiếng bản địa chẳng biết gì, hộ chiếu thì bị chủ giữ, may mà chạy được về đây kiếm được việc làm ổn định, cố kiếm ít tiền hoàn vốn rồi về nước. Anh Toàn đưa ra lời khuyến cáo: Bà con nên lưu ý khi sang lao động bên Angola, phải tìm hiểu kỹ về công ty đưa người lao động ra nước ngoài, không là sẽ bị lừa…

Hiện nay, hợp tác lao động giữa hai Chính phủ Việt Nam và Angola chưa được ký kết, nên người lao động Việt Nam sang làm việc đều thông qua các công ty xây dựng tuyển dụng, làm thủ tục đưa sang. Chưa có thống kê cụ thể có bao nhiêu người Việt Nam sang Angola lao động, sinh sống, nhưng theo một đầu mối chuyên làm thủ tục cho người Việt Nam sang Angola tiết lộ cũng phải có 70.000-80.000 người.

Hiện một số công ty xây dựng ở Angola đủ tư cách pháp nhân móc nối với các đối tượng trong nước để đưa người sang lao động. Trên thực tế nhu cầu về nhân công của các công ty này đã đủ, nhưng vẫn xin visa đưa người sang bán lại cho các công ty xây dựng nhỏ lẻ, chưa đủ tư cách pháp nhân.

Được biết, thủ tục để đưa được một người sang lao động tại Angola khoảng 3.000 USD, nhưng các đầu nậu, cò mồi lao động thu của người dân tới 7.000 USD. Một đầu nậu người Việt có tiếng ở thành phố Benguala, một năm đưa tới 5.000 người sang Angola. Tính nhẩm mỗi người đầu nậu này kiếm 3.000 USD thôi thì cũng đã đút túi hàng chục triệu USD. Chính vì vậy mà thời gian gần đây việc đưa người sang Angola đang là món nghề kinh doanh béo bở.

Xin nói thêm, đưa sang đã kiếm đủ, đưa về đầu nậu lại kiếm lần nữa. Thường người Việt Nam sang lao động “chui”, hàng năm không xin gia hạn visa vì ở xa Luanda, hay như sợ tốn tiền (từ 500-1.000 USD) nên khi về nước lại phải thông qua các đầu nậu. Quy trình:  nằm chờ ở  Luanda  làm thủ tục về nước mỗi ngày phải chi 100 USD tiền ở, 50 USD tiền ăn và thủ tục để được về nước phải trả là 1.000 USD.

Táng tận lương tâm hơn, có đợt đầu nậu còn phao tin đồn Angola sẽ đuổi lao động Việt Nam về nước, thế là người lao động sợ quá nhao về, sau một thời gian  về nước thấy yên ắng lại chạy sang làm ăn để trả nợ. Có trường hợp người lao động đi về tới vài ba lần nợ vẫn chồng nợ, mỗi lần như vậy, các đầu nậu đều kiếm bộn tiền.

Hiện nay, cá biệt xuất hiện một số đầu nậu không hề có dự án gì hết, nhưng lợi dụng chính sách cấp visa cho các đơn vị xây dựng đã tổ chức đưa người sang Angola trục lợi, thậm chí bỏ rơi người lao động ngay tại sân bay nước bạn,  cá biệt  còn lừa bán phụ nữ làm gái mãi dâm. Chính vì vậy, người lao động trước khi sang Angola cần phải xem xét, nghiên cứu thật kỹ lưỡng những đơn vị, công ty có uy tín để ký hợp đồng lao động.

Giải pháp nào cho lao động Việt Nam tại Angola?

Người Việt Nam  sang lao động tại Angola thế hệ đầu tiên từ năm 1983 có khoảng 600 người là các chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, nhưng hiện nay số này còn lại rất ít. Thu nhập của các chuyên gia từ 5.000- 10.000 USD/tháng. Thế hệ thứ hai là con em, họ hàng của các chuyên gia sang sinh sống từ hơn chục năm nay, thường làm nghề photo copy, làm ảnh, buôn bán ở chợ trung thành phố, bán hàng ăn  thu nhập khá ổn định cũng từ 5.000- 10.000 USD/tháng. Một số người  làm ăn thành đạt mở được công ty thì có thể thu nhập từ vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đô la một tháng. Người Việt lao động ổn định ở Angola chủ yếu làm ăn, sinh sống  theo mô hình một gia đình lớn để có thể bảo vệ, hỗ trợ nhau bên đất khách quê người. Nhóm thứ ba ở Angola với số lượng tương đối lớn là người sang làm  thuê, xây dựng. Thường thì khi sang tới Angola, họ bị chủ thu ngay hộ chiếu, ở nơi đất khách quê người tiếng tăm không biết, chủ đưa đi đâu  thì biết đó, làm lụng vất vả  lại còn bị quịt lương, muốn quay về cũng không được.

Nói đi cũng phải nói lại, người sang lao động tại Angola thường theo kiểu tự do nên không được đào tạo kỹ năng cơ bản, ngoại ngữ, luật pháp nước bạn  không nắm được nên không đáp ứng được nhu cầu lao động. Chính vì thế, chỉ sau một hợp đồng bị chủ bỏ rơi và khi đó chỉ còn nước lang thang.

Hiện nay, lương thợ xây trung bình ở Angola khoảng 1.200 USD/tháng, nhưng do tay nghề người lao động không đáp ứng được công việc, hoặc như người lao động bị mua đi, bán lại  qua vài  lần chủ nên tiền lương đến tay người lao động chỉ còn khoảng 700 USD/tháng, thậm chí ít hơn.

Angola đang trong thời kỳ tái thiết đất nước, nhu cầu xây dựng lớn  nên  rất cần nhân lực lao động  ngành xây dựng. Gần đây, có tình trạng người Việt Nam lừa đảo bên nước bạn với chiêu“ tay không bắt giặc”.

Ở Angola khi ký hợp đồng xây dựng xong thường ứng trước một nửa số tiền nên nhiều chủ xây dựng có được hợp đồng liền ra sân bay mua lao động mang về cũng giả vờ làm như thật đo vẽ, đào móng… nhưng khi rút được tiền thì chuồn luôn về nước, bỏ mặc người lao động ở lại và những  người bị bỏ lại chỉ còn nước bị đi tù và trục xuất. Điều đáng nói là sự việc này đang làm xấu đi hình ảnh của người lao động Việt Nam trong mắt bạn.

Trong lúc Việt Nam và Angola chưa ký hợp tác  lao động, quyền lợi của người lao động không được bảo vệ thì rất may cộng đồng người Việt ở Angola đã có nhiều hoạt động hết sức cụ thể, thiết thực để giúp đỡ những lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.  Một số trường hợp người Việt bị chết không có tiền đóng quan tài về nước (khoảng 20.000 USD) đã được cộng đồng quyên góp hỗ trợ. Có trường hợp bị lừa bỏ rơi ở sân bay đã được cộng đồng giúp đỡ tìm việc làm.

Bà Đào Lan Hương, Phó chủ tịch cộng đồng người Việt ở Angola cho biết, xuất khẩu lao động sang Angola rất có tiềm năng, nhưng phải có sự giám sát của cơ quan chức năng từ đơn vị nhận  lao động tại Angola cũng như đơn vị tuyển lao động trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Sửu, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Angola cho rằng, nên có sự hợp tác chính thức  về lao động giữa hai nước. Từ đó, tổ chức công đoàn được hình thành tại các công ty có người Việt Nam lao động thì mới bảo vệ được người lao động.

Việc đưa người sang lao động tại Angola lâu nay đều do các công ty tư nhân thực hiện với thủ tục đơn giản, ràng buộc trách nhiệm kém và phần thiệt thòi người lao động luôn phải gánh chịu.

Gần đây, có khá nhiều tội phạm trong nước trốn sang Angola đi theo visa lao động ngắn hạn, khi sang đến nơi tiếp tục gây án và làm hoang mang cộng đồng người Việt, ảnh hưởng đến hình ảnh của người lao động Việt Nam ở Angola.

Chính vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại Angola rất mong muốn Cục  xuất nhập cảnh trong nước có biện pháp quản lý tốt hơn và  rất mong muốn Chỉnh phủ hai nước sớm  ký hợp tác, qua đó quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Đồng thời, các công ty có đủ pháp nhân, uy tín sẽ có điều kiện triển khai xuất khẩu lao động sang thị trường Angola.

Mới đây, Thứ Trưởng Bộ lao động thương binh xã hội Nguyễn Thanh Hòa có chuyến sang thăm, làm việc tại Angola cho biết, hai nước sẽ cố gắng ký được hợp tác lao động trong năm 2013./.