Tên gọi khác: Tướng quân, cẩm văn đại hoàng, xuyên đại hoàng, hoàng lương, phu như, phá môn, vô thanh hổ, cẩm trang hoàng

Mức độ an toàn của đại hoàng như thế nào?

Không dùng đại hoàng nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau:

Tác dụng phụ khi dùng đại hoàng

Đại hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Tìm hiểu chung về cây đại hoàng

Đại hoàng ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao khoảng 1 mét. Hiện nay đại hoàng phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được.

Đại hoàng được làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng được sử dụng để chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa và được dùng để rửa ruột trước khi thực hiện xét nghiệm đường tiêu hóa.

Một số người sử dụng đại hoàng để đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm đau do bị trĩ hay do các vết rách, nứt trên niêm mạc trong hậu môn.

Bạn chỉ nên dùng đại hoàng trong khoảng thời gian ngắn. Đại hoàng có thể được sử dụng để giải độc và đôi khi được bôi lên da để điều trị vết loét.

Cơ chế hoạt động của đại hoàng là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng nhuận tràng nhờ vào chất anthranoid, một chất thường được dùng trong thuốc nhuận tràng trên thị trường.

Nghiên cứu cũng cho thấy đại hoàng hoạt động tốt hơn khi sử dụng chung với các thuốc ức chế enzyme angiotensin và captopril. Kết hợp các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình suy thận.

Trước khi dùng đại hoàng bạn nên biết những gì?

Bạn nên theo dõi các chỉ số điện phân trong máu và nước tiểu nếu bạn thường xuyên dùng vị thuốc này. Ngoài ra bạn nên theo dõi các dấu hiệu co giật, buồn nôn, nôn mửa. Nếu các triệu chứng này xảy ra, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Bạn nên dùng đại hoàng với các loại thảo dược khác để phòng ngừa tham tàn.

Để hấp thu thuốc tốt hơn, bạn không nên uống sữa, hoặc các loại thuốc và thảo dược khác trong vòng 1 giờ từ lúc dùng đại hoàng.

Khi dùng đại hoàng để trị táo bón, bạn không nên dùng trong thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột.

Bạn nên lưu ý rằng lá cây đại hoàng có thể gây co giật và tử vong nếu ăn phải. Nếu bạn ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây khó thở, nhiệt miệng và nóng cổ họng. Nếu trong vòng một giờ đồng hồ bạn không được cấp cứu, sẽ dẫn đến co giật, xuất huyết trong, hôn mê và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.

Những quy định cho đại hoàng ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đại hoàng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Liều dùng của thảo dược đại hoàng

Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh

Bạn dùng kết hợp đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g, hỏa ma nhân 15g. Bạn sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Bạn nên dùng thuốc đến khi hết bị táo bón.

Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp

Bạn dùng đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Bạn nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.

Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù

Bạn dùng đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

Dùng đại hoàng để trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú

Bạn dùng đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.

Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ

Bạn dùng 40g đại hoàng, 1 thăng giấm sắc để uống.

Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng

Bạn dùng tứ vật thang với đại hoàng sắc rượu uống.

Trị chảy máu chân răng, hôi miệng

Bạn dùng đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng. Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi dùng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi bạn hãy làm lại.

Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm, bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới, sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.

Bạn dùng đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ sưng. Trước khi dán, bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.

Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại hoàng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Thành phần có trong đại hoàng là gì?

Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:

Đại hoàng có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đại hoàng.

Thuốc chống axit có thể làm giảm hiệu quả của đại hoàng.

Sử dụng đại hoàng trong thời gian dài có thể gây thiếu kali và tăng tác dụng của thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc cho bệnh đường huyết và corticosteroid. Sử dụng đại hoàng với cam thảo sẽ gây thiếu kali. Bạn không nên dùng hai loại thảo dược này cùng với nhau.

Thêm bài hát vào playlist thành công

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng một ngày cho hội bạn vui chơi “sập” Đà thành

Đà Nẵng có cả núi, đồng bằng và biển, chỉ nằm cách Hội An 30 km. Bao quanh bởi hàng loạt điểm tham quan du lịch cũng như danh lam thắng cảnh nổi tiếng nên không khó hiểu vì sao nơi đây lại thu hút khách du lịch đến vậy. Dưới đây, Hellotripvietnam.vn sẽ mang đến cho các bạn một “cuốn” cẩm nang du lịch Đà Nẵng một ngày đầy ắp những gợi ý cho chuyến đi hoàn hảo, cùng nhóm bạn “tái tạo” lại năng lượng để quay về học tập – làm việc nhé!

Thời điểm đẹp nhất trong năm để ghé thăm Đà Nẵng là vào mùa khô, tiết trời mát mẻ, dễ chịu, trong xanh, giúp bạn và bạn bè vui chơi thoải mái hơn, cùng nhau cho ra nhiều tấm ảnh để đời hơn nữa đó! Còn bây giờ thì cùng Evo Tour khám phá “cuốn bí kíp” cẩm nang du lịch Đà Nẵng một ngày này nào.

Là một thành phố trẻ trung, nhộn nhịp, Đà Nẵng không hề thiếu chỗ cho bạn khám phá, vui chơi. Mà có khi lại còn không đủ thời gian để khám phá hết ấy chứ! Dưới đây, Traveloka sẽ tổng hợp những nơi các bạn nên đến nhất khi du lịch ở xứ Đà này nhé!

Không chỉ được Forbes vinh danh là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh, Mỹ Khê còn được tạp chí Australia – tờ Sunday Herald Sun bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á. Nên sẽ thật đáng tiếc nếu như các bạn đã đến Đà Nẵng, vui chơi mọi nơi nhưng lại không dạo qua biển Mỹ Khê một lần.

Biển Mỹ Khê nổi tiếng với dòng nước tĩnh, bãi cát trắng phẳng mịn, lại ở gần khu trung tâm dễ tiếp cận, thích hợp cho mọi hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và các trò chơi tập thể. Chưa kể với vẻ đẹp lung linh khi hoàng hôn xuống, tha hồ cho máy ảnh “tác nghiệp”.

Được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu” nên cứ vài cây số là bạn sẽ gặp ngay một cây cầu. Trong đó, nổi tiếng và thu hút nhiều khách tham quan nhất là cây cầu Rồng. Với thiết kế độc nhất vô nhị cùng nhiều hoạt động thú vị xoay quanh, cầu Rồng chính là điểm đến tiếp theo mà Traveloka muốn giới thiệu đến cho bạn trong cẩm nang du lịch Đà Nẵng này.

Ngoài hình dáng và chiều dài kinh ngạc, cầu Rồng còn có một hoạt động cực thú vị, được ví như “thỏi nam châm hút khách”: phun lửa và phun nước. Cầu Rồng sẽ phun 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước vào hai ngày cuối tuần – thứ Bảy và Chủ Nhật, bắt đầu từ 21 giờ. Bạn nhớ lưu ngay lại vào cẩm nang du lịch Đà Nẵng một ngày của bạn nhé!

Ngoài ra, một số địa điểm đẹp để ngắm được toàn cảnh cầu Rồng gồm có: trên cầu Tình Yêu, đường Trần Hưng Đạo, đường Bạch Đằng và các nhà hàng cao tầng đó.

Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 8 km, bán đảo Sơn Trà là khu rừng nguyên sinh xanh ngút ngàn, khí hậu mát mẻ quanh năm, xứng đáng nằm trong danh sách những điểm nên đến khi ghé Đà Nẵng. Các bạn nên ghé bán đảo Sơn Trà vào khoảng tháng 3 – tháng 9, bởi lúc này thời tiết đẹp, trời trong xanh, ít mưa, rất thuận tiện cho việc di chuyển. Từ Đà Nẵng, có rất nhiều con đường dẫn đến bán đảo, rất tiện cho các bạn lựa chọn cho hành trình cả nhóm đó.

Và dành cho các bạn ưa mạo hiểm, thích cảm giác mạnh và muốn thử bay lượn tự do như chim trời, chắc chắn nhảy dù là hoạt động không nên bỏ qua ở Sơn Trà. Đây là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ, không phải ai đến bán đảo Sơn Trà cũng biết đâu nha!

Hoạt động này do duy nhất câu lạc bộ dù lượn Đà Nẵng – Danang Paragliding tổ chức tại đỉnh núi Sơn Trà, không qua dịch vụ hay đi kèm tour du lịch nào cả. Do sức hút của nó, bạn sẽ phải “cạnh tranh” với rất nhiều bạn trẻ khác để được thử sức mình nên bạn cần liên hệ với phi công để đặt bay trước tối thiểu là 2 tuần đến 1 tháng nhé.

Chi phí cho một lần chơi là 1.500.000 VND / người / lượt cho thời gian khoảng 10-15 phút, còn tùy theo hướng gió. Giá không rẻ, nhưng cho một trải nghiệm tuổi trẻ khó quên thì lại vô cùng xứng đáng đó.