Sổ Tiết Kiệm Có Phải Giấy Tờ Có Giá Không
Giấy tờ có giá là một loại tài sản thường gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Sổ tiết kiệm; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;...).
Giấy tờ khi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực; đối với hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc).
Trường hợp thực hiện công chứng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
1. Phiếu yêu cầu công chứng: trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
2. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
3. Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (CMND, CCCD hoặc hộ chiếu);
4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);
5. Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Trường hợp thực hiện chứng thực
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu chứng thực bao gồm:
1. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
2. Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
3. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Lưu ý, bản sao các loại giấy tờ trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
Thủ tục rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại tổ chức tín dụng được thực hiện thế nào?
Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì việc rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng được thực hiện theo thủ tục sau:
(1) Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).
Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
(2) Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.
(3) Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế.
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.
Giấy tờ khi đăng ký biến động
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:
1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
2. Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
3. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
4. Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
5. Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng đối với trường hợp chuyển nhượng mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
Người gửi tiền có được rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử hay không?
Việc thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Như vậy, người gửi tiền có thể rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Và tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Đồng thời thủ tục này phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Theo quy định pháp luật hiện hành, sau khi chuyển nhượng nhà, đất thì các bên phải thực hiện đăng ký sang tên Sổ đỏ. Vậy những loại giấy tờ nào bắt buộc phải có khi muốn sang tên Sổ đỏ?
Những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi muốn sang tên Sổ đỏ (Ảnh minh họa)
Giấy tờ khi khai thuế TNCN và lệ phí trước bạ
Lưu ý nếu thuộc trường hợp được miễn thuế TNCN lệ phí trước bạ thì vẫn phải kê khai thuế, lệ phí.
Theo Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định hồ sơ khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
1. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC;
2. Bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
3. Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp ủy quyền bất động sản thì nộp Hợp đồng ủy quyền bất động sản;
4. Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân).
Theo điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 20/2019/NĐ-CP thì hồ sơ khai lệ phí trước bạ gồm:
1. Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP;
2. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có) (thường là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nộp bản chính;
3. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật (thường là Giấy chứng nhận);
4. Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản (hợp đồng chuyển nhượng).