Tìm hiểu thông tin về tuyển dụng một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ qua báo chí, người thân, Internet. Viết báo cáo: tên nghề, số lượng tuyển dụng, yêu cầu đối với người được tuyển dụng, vị trí việc làm, tiền lương.

Về tình hình XKLĐ Nhật Bản trong năm 2022 và 2023

Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số người lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài là 29.541 lao động, đạt 32,82% kế hoạch năm 2021 đề ra. Trong đó, Nhật Bản vẫn dẫn đầu về số lượng với 18.178 lao động.

Thông kê mới nhất của cục quản lý lao động ngoài nước thì Năm 2022 có hơn 127.000 lao động sang làm việc tại Nhật Bản đây là một con số khủng khiếp cao gấp 6 lần năm 2021.

Cho dù năm 2022 bắt đầu được nhập cảnh vào Nhật Bản từ tháng 3, như vậy 10 tháng bình quân xuất cảnh khoảng 13.000 lao động/ tháng.

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2023 là 8.180 lao động (2.687 lao động nữ), gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 09 năm 2021 là 776 lao động), gồm các thị trường: Đài Loan: 5.027 lao động (1.485 lao động nữ), Nhật Bản: 2.775 lao động (1.164 lao động nữ), Trung Quốc: 168 lao động nam, Singapore: 49 lao động nam, Hungary: 46 lao động (37 lao động nữ), Hàn Quốc và Liên Bang Nga mỗi nước: 21 lao động nam, Algeria: 18 lao động nam, Hồng Kông và Ba Lan mỗi nước: 17 lao động nam và các thị trường khác.

Như vậy, trong 09 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động (37.299 lao động nữ) đạt 114,47% kế hoạch năm 2023, (năm 2023, dự tính kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 90.000 lao động), và bằng 240,6% so với cùng kỳ năm ngoái (09 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 42.818 lao động), trong đó thị trường: Nhật Bản: 51.859 lao động (23.421 lao động nữ), Đài Loan: 44.584 lao động (13.329 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.668 lao động (43 lao động nữ), Singapore: 1.498 lao động (02 lao động nữ), Trung Quốc: 643 lao động nam, Rumania: 540 lao động (102 lao động nữ), Hungary: 522 lao động (255 lao động nữ), LB Nga: 318 lao động (20 lao động nữ), Ba Lan: 315 lao động (57 lao động nữ) và các thị trường khác.

Chương trình thực tập sinh sẽ được kéo dài thời gian

Đây được xem là tin đáng mừng đối với người lao động có nguyện vọng muốn sang Nhật Bản sinh sống và làm việc lâu dài. Vì những năm qua chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật chỉ có giới hạn thời gian làm việc là 3 năm. Nhưng hiện nay, nếu đáp ứng đủ tất cả điều kiện thì thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng sẽ có thể quay trở lại Nhật để làm việc.

Ngoài ra, chương trình Visa kỹ năng đặc định mới, thời gian làm việc của thực tập sinh được cấp visa kỹ năng đặc định cũng sẽ được gia hạn lâu dài.

Tóm lại những thay đổi đáng chú ý trong thị trường lao động toàn cầu

Những thay đổi này đang đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để giúp họ thích ứng với những thay đổi của thị trường lao động. Đồng thời cần có những chính sách hỗ trợ người lao động để giúp họ có được việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Thị trường lao động toàn cầu là một chủ đề rất đa dạng và phức tạp, có nhiều khía cạnh cần được nghiên cứu và hiểu rõ. OCD hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về những xu hướng, thách thức và cơ hội của thị trường lao động toàn cầu hiện nay, cũng như những ảnh hưởng của chúng đến các doanh nghiệp, chính phủ và người lao động.

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này và muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo một số nguồn tin cậy và chất lượng dưới đây:

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: [email protected]

Sự thay đổi việc làm giữa các ngành

Hai năm qua đã chứng kiến sự biến động trong nhu cầu và cung cấp hàng hóa và dịch vụ do các đợt phong tỏa và gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã tái cơ cấu phân bổ việc làm theo ngành trong các ngành công nghiệp.

Ngoài sự dịch chuyển việc làm theo ngành do đại dịch gây ra mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua. Các mô hình AI cũng đang tiếp tục định hình sự dịch chuyển việc làm theo ngành. Mặc dù các ứng dụng AI đã được chứng minh  đem lại hiệu quả đa năng. Việc phát triển các công nghệ đa năng trước đây đã khó dự đoán, đó là lý do tại sao quy định cần phải nhanh chóng và thích ứng khi các tổ chức học cách sử dụng các công nghệ này.

Những chuyển đổi mà thị trường lao động toàn cầu đang trải qua cũng đã làm tăng nhu cầu về các cơ chế tái phân bổ việc làm nhanh hơn và hiệu quả hơn trong nội bộ và giữa các công ty và ngành khác nhau. Những năm tới sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp và hoạch định chính sách nắm bắt tương lai của công việc, thúc đẩy sự hòa nhập và cơ hội kinh tế, thiết lập các chính sách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng mà còn cả hướng đi của nó, và góp phần định hình hơn nữa các nền kinh tế và xã hội toàn diện, bền vững và linh hoạt hơn.

Tình hình thị trường lao động giữa các khu vực trên thế giới

Trong suốt 3 năm qua, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị xảy ra đan xen nhau. Đã tạo ra sự khác biệt ngày càng lớn giữa các thị trường lao động và giữa những người lao động.

Cụ thể là các nước thu nhập thấp và trung bình thấp tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao hơn các nước có thu nhập cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước OECD và G20 đã giảm xuống ⅓ trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2022 (4,9%) trên toàn khu vực OECD ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2001.

Ngược lại, thị trường lao động ở các nước đang phát triển phục hồi chậm hơn so với các nước phát triển sau những gián đoạn của đại dịch COVID-19. Chẳng hạn như ở Nam Phi với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 30% cao hơn so với trước đại dịch.

Các nền kinh tế đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Khách sạn và Du lịch. Sự bất cân xứng của quá trình phục hồi càng trầm trọng hơn. Do sự khác nhau giữa năng lực các quốc gia trong việc duy trì các biện pháp chính sách để bảo vệ người lao động và duy trì việc làm cho họ.

Năm 2022, nhiều chỉ số việc làm cho thấy thị trường lao động ở các nước thu nhập cao đang trải qua tình trạng thiếu lao động. Chẳng hạn, ở châu Âu, gần 3 trong số 10 doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ báo cáo rằng họ gặp phải hạn chế về sản xuất trong quý hai năm 2022 do thiếu hụt người lao động. Các chuyên gia điều dưỡng, thợ sửa ống nước và lắp đặt ống nước, nhà phát triển phần mềm, nhà phân tích hệ thống, thợ hàn và thợ cắt ngọn lửa, thợ xây và công nhân liên quan và tài xế xe tải hạng nặng là một trong những ngành nghề đang cần nhân lực nhất.

Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ và bán buôn hàng tiêu dùng báo cáo rằng gần 70% khoảng trống công việc không được lấp đầy (với gần 55% vị trí công việc không được lấp đầy trong sản xuất và 45% trong các ngành như giải trí và khách sạn). Các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc giữ chân người lao động. Theo một khảo sát toàn cầu được thực hiện vào cuối năm 2022 trên 44 quốc gia, ⅕ nhân viên cho biết họ có ý định chuyển việc trong năm tới.

Tình trạng thiếu lao động phổ biến nhất theo ngành nghề vào năm 2022 ở Châu Âu

Nguồn: Labour shortages report 2022, European Labour Authority