Xuất Khẩu Ớt Đi Trung Quốc 2023
Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu ớt sang Trung Quốc rất cao, tuy nhiên ớt tươi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần đảm bảo yêu cầu cao về vùng trồng, cơ sở đóng gói các yêu cầu trong dự thảo Nghị định thư, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về xử lý kiểm dịch thực vật.
Cấp mã số vùng trồng ớt xuất khẩu Trung Quốc
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
Dưới đây là các bước cơ bản để đăng ký cấp mã số vùng trồng ớt tại Chất Lượng Việt:
Bước 1: Gửi yêu cầu đăng ký cấp mã số vùng trồng
Nhà vườn gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và hồ sơ chi tiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV.
Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu hồ sơ đã đáp ứng, sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng xin cấp mã số.
Bước 3: Phê duyệt cấp mã số vùng trồng
Bước 4: Bàn giao mã số vùng trồng
Doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau khi xuất khẩu ớt sang Trung Quốc
Lô hàng ớt xuất khẩu phải thực hiện việc xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm cả 2 biện pháp xử lý bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh. Cụ thể, xử lý Methyl Bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2 giờ hoặc 18g/m3 trong 5 giờ; xử lý lạnh sau khi xử lý Methyl Bromide ở nhiệt độ 0.56-2.77°C trong 4 ngày hoặc nhiệt độ 3.33-8.33°C trong 11 ngày.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với lô đáp ứng các yêu cầu sau: Hàng hóa từ các vùng trồng Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đã được được phía Trung Quốc công nhận; Xác nhận thông tin quá trình xử lý kiểm dịch thực vật căn cứ trên giấy chứng thư khử trùng do các đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật thực hiện; Ghi thông báo bổ sung lên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với nội dung đã thống nhất với phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc.
Trong thời gian tới để phía Trung Quốc sẽ có hướng dẫn để công nhận thêm các cơ sở đóng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các địa địa phương hướng dẫn các cơ sở chế biến, đóng gói có nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc, đệ trình danh sách để Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm tra và phê duyệt.
Trước đó, từ năm 2020, cả hai thị trường lớn tiêu thụ ớt Việt Nam là Trung Quốc và Malaysia tạm ngưng nhập khẩu ớt do vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đến tháng 5/2021, sau quá trình đàm phán, hai thị trường này đã đồng ý mở cửa lại đối với mặt hàng ớt, tuy nhiên phải đáp ứng một số điều kiện.
Trong đó, điều kiện tiên quyết là phải thực hiện cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu, chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng thuốc không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu.
Cấp mã số cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu sang Trung Quốc
Mã số cơ sở đóng gói là mã số định danh được quy định cấp cho một cơ sở đóng gói.
Cơ sở đóng gói (Packing House) là nơi tập kết của một loại nông sản. Tất cả các quá trình từ phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói đều được thực hiện tại đây và thực hiện theo quy trình phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Bước 1: Đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói
Cơ sở gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói và các thông tin cần thiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh tại nơi đặt cơ sở đóng gói.
Chuyên gia Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ đến trực tiếp khảo sát tại cơ sở đóng gói, đưa ra các góp ý cho cơ sở đáp ứng quy định về thiết lập cơ sở đóng gói.
Hỗ trợ khắc phục các nội dung chưa phù hợp.
Bước 3: Phê duyệt cấp mã số cơ sở đóng gói
Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho cơ sở đóng gói đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu (GACC).
Sau khi nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để quản lý và giám sát cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
Bước 4: Bàn giao mã số cơ sở đóng gói
Sau khi Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo về cho cơ sở đã được cấp mã số cơ sở đóng gói.
Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại cơ sở đóng gói.
Nhu cầu của đất nước 1,4 tỷ dân đối với các loại nông sản, thực phẩm là rất lớn. Trên đây là chia sẻ về các thủ tục xuất khẩu ớt sang Trung Quốc mà bạn cần biết, hi vọng những kiến thức này sẽ bổ ích cho bạn. Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín về Tư vấn thủ tục xuất khẩu ớt sang Trung Quốc đừng ngần ngại liên hệ với Chất Lượng Việt nhé, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
(TTĐN) - Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024. Trong đó riêng Trung Quốc nhập khẩu đến 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng và Lào với 106 tấn, chiếm 7%.
Lũy kế hết tháng 3, nước ta xuất khẩu được 3.141 tấn ớt với tổng kim ngạch đạt 8,1 triệu USD, tăng 17,6% về lượng và tăng mạnh 52,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.610 USD/tấn, tăng mạnh 28% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu chính với 2.753 tấn và 259 tấn, chiếm gần 96% tổng lượng xuất khẩu.
Ở thời điểm trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá ớt tại vườn đang dao động 38.000-40.000 một kg. Riêng với loại tuyển chọn xuất khẩu có giá từ 60.000-65.000 đồng/kg, ớt loại 2 là 58.000-60.000 đồng, ớt chợ từ 55.000-58.000 đồng. Mức này đang tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2023. Nguyên nhân là bởi nhu cầu tiêu thụ ớt ở các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc nhộn nhịp khiến cầu cao hơn cung, đẩy giá tăng. Với giá bán như hiện nay, người dân có thể thu về từ 200 - 300 triệu đồng/ha (chưa trừ các chi phí).
Số liệu từ Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi là "thủ phủ" ớt tại Việt Nam. Tại đây, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn một năm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000-5.000ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn một năm.
Lạng Sơn cũng là một trong những vùng trồng ớt trọng điểm của nước ta với diện tích trồng ớt trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.479ha trong năm 2023. Trên thế giới, châu Á hiện là khu vực sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, không kém các mặt hàng tiêu dùng chủ lực trên thế giới cà phê hoặc trà.
Tính chung trong cả năm 2023, xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với 10.173 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022./.
Ngọc Ngân Nguồn: congthuong.vn