Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cần được khai thác triệt để hơn nữa trong tương lai để phát phát triển du lịch cộng đồng. Với 54 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở nhiều vùng miền đã tạo nên những khu dân cư với những bản sắc, văn hóa đặc trưng và độc đáo.

Chính vì thế, tiềm năng phát triển mô hình du lịch này ở Việt Nam là rất lớn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn sở hữu địa hình 3/4 là đồi núi, phía Đông giáp với biển nên cảnh quan chuyển tiếp từ Bắc chí Nam vô cùng đa dạng. Nếu biết cách khai thác phù hợp, ngành du lịch Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.

Thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 cũng tác động đáng kể vào nhu cầu du lịch của đại đa số du khách. Trong khi nhiều loại hình du lịch có nguy cơ biến mất hậu đại dịch, thì các loại hình khác (mới hoàn toàn hoặc đã có trước đó) như du lịch cộng đồng lại có tiềm năng để phát triển và trở nên phổ biến.

Bởi vì khách du lịch hiện nay thường ưu tiên đi đến những nơi thiên về sự riêng tư cũng như đảm bảo tính an toàn, thì du lịch cộng đồng hoàn toàn thỏa mãn được những yêu cầu này. Đồng thời, họ cũng ưu tiên sử dụng những sản phẩm, dịch vụ du lịch bền vững, không gây tác động lên môi trường sống mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa, truyền thống vốn có tại địa phương. Vì vậy, loại hình du lịch này chắc chắn sẽ lên ngôi trong năm 2024

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của Việt Nam là rất lớn

Tóm lại, du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch bền vững, gắn kết giữa du khách và người dân địa phương. Không chỉ là một loại hình thư giãn và giải trí, mà mô hình du lịch này còn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc truyền thống tại địa phương. Trong năm 2024, các loại hình thức du lịch cộng đồng hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng được nhiều khách du lịch ưu tiên lựa chọn.

Hy vọng qua nội dung mà Du Lịch Sài Gòn đã đề cập ở trên có thể giúp các có thêm được nhiều kiến thức về lĩnh vực du lịch và lữ hành. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giải đáp một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí nhé!

Nhiều người tìm kiếm tour du lịch cộng đồng sau thời gian dài bị “nhốt chân”. Vậy du lịch cộng đồng là gì? Đặc điểm du lịch cộng đồng là gì? Du lịch cộng đồng có các hình thức nào? Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!

Giai đoạn sau giãn cách, khi nhiều doanh nghiệp dịch vụ loay hoay tìm sản phẩm hút khách thì những cơ sở khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng trở nên nổi bật và đạt được hiệu quả. Hiểu du lịch cộng đồng là gì cùng những kiến thức liên quan giúp bạn lý giải vì sao loại hình này Hot hậu Covid-19.

Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) là du lịch dựa vào cộng đồng (như văn hóa, tín ngưỡng, cảnh đẹp, đặc sản, con người…) để thu hút khách và thu lợi nhuận. Giải thích một cách rõ hơn, loại hình này dựa vào những đặc trưng sẵn có nhưng phải hấp dẫn của cộng đồng địa phương để “mời gọi” du khách đến và níu chân họ quay trở lại ở những lần sau. Thông thường, sản phẩm du lịch cộng đồng do chính người địa phương, người hiểu rõ và chính xác nhất mọi thông tin dùng làm sản phẩm phục vụ du khách sáng tạo nên và trực tiếp quản lý, khai thác, phục vụ.

Được gì khi khai thác du lịch cộng đồng?

Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích nhìn thấy cho mọi đối tượng liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhân viên phục vụ lẫn du khách tham gia trải nghiệm hay kể cả địa phương đó nói chung. Cụ thể:

- Đối với du khách: du lịch cộng đồng cho phép khách du lịch khám phá môi trường sống, nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của địa phương; mặt khác còn được trải nghiệm các dịch vụ du lịch đạt chuẩn như ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan… thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, giúp giảm stress, tăng niềm vui sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, áp lực.

- Đối với chủ đầu tư, chủ cơ sở: dĩ nhiên, thu hút khách du lịch càng đông đến sử dụng dịch vụ thì cơ sở càng nỗ lực tạo mới và đa dạng sản phẩm phục vụ, từ đó thu về doanh thu cao, tạo lợi nhuận lớn để duy trì hoạt động và mở rộng khai thác tiềm năng du lịch.

- Đối với nhân viên phục vụ: có khách nghĩa là có việc làm, có lương - tip - thưởng để chi tiêu hàng ngày.

- Đối với địa phương: khai thác và phát triển tiềm năng du lịch cộng đồng giúp địa phương tôn vinh và tôn trọng văn hóa, nghi lễ và các giá trị truyền thống khác; cộng đồng dân cư cũng sẽ nhận thức được giá trị thương mại và xã hội từ “di sản văn hóa và thiên nhiên” của địa phương mình thông qua du lịch, từ đó thúc đẩy ý thức bảo tồn và phát triển các tài nguyên đó.

Các loại hình du lịch cộng đồng nổi bật nhất

Như đã trình bày ở phần “du lịch cộng đồng là gì?”, sản phẩm của loại hình du lịch này chủ yếu dựa vào đặc trưng cộng đồng. 6 hình thức dưới đây được cho là phổ biến và nổi bật nhất để khai thác và phát triển hậu Covid-19:

Là hình thức du lịch cộng đồng được diễn ra tại những khu vực có điều kiện, khách du lịch đến và tìm hiểu về nét đẹp của bản sắc văn hóa bản địa và đời sống xã hội của địa phương trong điều kiện có quan tâm tới vấn đề môi trường tại đó.

Là hình thức du lịch cộng đồng dựa vào nền văn hóa, lịch sử và khảo cổ học của địa phương đó để sáng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn

Là hình thức du lịch cộng đồng cho phép khách tham gia được trải nghiệm tại khu vực nông nghiệp của địa phương, như trang trại động vật, trang trại nông lâm kết hợp, vườn trồng cây ăn trái, làng rau… vừa được tham quan, vừa được thử làm nông dân bản xứ.

Là hình thức du lịch cộng đồng mà người dân bản địa, người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch để thu hút và phục vụ khách tham quan.

Là hình thức du lịch cộng đồng mà các làng nông thôn tại địa phương tự tạo ra lợi ích kinh tế cho mình thông qua việc khai thác du lịch, thu hút để du khách chia sẻ về những hoạt động trong cuộc sống thôn bản, cung cấp các dịch vụ về ăn - ở - vui chơi giải trí cho những khách có nhu cầu.

Là hình thức du lịch cộng đồng phát triển mạnh tại những địa phương có lịch sử lâu dài, kết hợp tham quan du lịch với các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm nghệ thuật hay hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.

Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng là gì?

Cụ thể, các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng sẽ bao gồm bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản văn hoá, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa phương.

• Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và cũng như là quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Đồng thời, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, thực hiện và tổ chức các hoạt động du lịch đều được chú trọng. Đặc điểm của du lịch cộng đồng ở đây là các lợi ích kinh tế sẽ được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch lữ hành mà cho cả các thành viên cộng đồng.

• Tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hoá địa phương và môi trường thiên nhiên được tôn trọng, bảo vệ thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành Du lịch địa phương nhằm duy trì cấu trúc xã hội địa phương. Do đó, các cộng đồng không những phải nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các những động tích cực, tiêu cực của hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến họ, cũng như là môi trường tự nhiên của họ nếu thiếu quy hoạch hay quản lý.

• Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cộng đồng đòi hỏi cộng đồng phải nhận được các lợi ích tương tự như các đối tác liên quan khác. Thông thường, doanh thu từ các hoạt động du lịch sẽ được chia cho tất cả những người tham gia và để riêng một phần đóng góp quỹ cho toàn bộ cộng đồng. Theo đó, quỹ này sẽ được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, diện, đường sá hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như giáo dục và y tế.

• Sở hữu và tham gia của địa phương: Các loại mô hình du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực và kiến thức của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Chính vì thế, sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện và đánh giá là rất quan trọng trong việc phát huy được tối đa sự tham gia của địa phương và đảm bảo một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương.

Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững

Du lịch cộng đồng là xu hướng du lịch được nhiều người quan tâm và ưa chuộng nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Chính vì thế, loại hình du lịch này có một số vai trò cụ thể như:

Loại hình du lịch này sẽ giúp cải thiện nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di sản, hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, loại hình du lịch này còn giúp cộng đồng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như ý thức chống các trào lưu du nhập mà không phù hợp.